Các cấp bậc Intern, Fresher, Junior, Senior, Manager và Leader được định nghĩa như thế nào?

Một doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả thì phải chia bộ máy nhân sự thành nhiều cấp bậc công việc khác nhau. Mỗi cấp bậc sẽ có nhiệm vụ, nghĩa vụ và quyền hạn khác nhau. Và tất nhiên mỗi người, mỗi cấp bậc sẽ có trình độ, kinh nghiệm và tuổi nghề khác nhau. Vì vậy, công ty cũng sẻ trả lương khác nhau theo từng cấp bậc.


Mỗi cấp bậc sẽ có nhiệm vụ riêng biệt phù hợp với khả năng. Trong bài viết này Mua Bán sẽ giúp các bạn phân biệt rõ được Intern, Fresher, Junior, Senior, Manager và Leader được định nghĩa ra sao và làm những công việc gì nhé!


Intern

Cấp bậc Intern là gì? Intern hay còn gọi là Internship được biết đến và được dịch nghĩa là thực tập. Nói đơn giản, đây là một cơ hội làm việc mà những nhà tuyển dụng cung cấp cho những bạn sinh viên học hỏi, thử sức với công việc chuyên ngành mà mình mong muốn. 


Thực tập giúp cho sinh viên có cơ hội thực hành công việc thực tế chuyên ngành mà bạn mong muốn. Trong quá trình bạn thực tập, những kiến thức bạn học được trên ghế nhà trường sẽ được vận dụng vào công việc thực tế.

 

Vai trò của Intern trong công ty:

Vị trí thực tập sinh (Intern) sẽ đóng góp nhiều vai trò quan trọng và giúp ích cho công ty:

 

  • Thực tập sinh sẽ giúp giảm thiểu khối lượng công việc cho nhân sự chính của công ty.

  • Chi phí tuyển dụng và đào tạo cho một thực tập sinh sẽ thấp hơn so với một nhân sự chính thức khi tuyển dụng. 

  • Thực tập sinh có một yếu tố mà các công ty, doanh nghiệp rất cần đó là sự nhiệt huyết và sự cố gắng trong công việc.

  • Intern sẽ tạo ra sự khác biệt, bầu không khí làm việc mới, giúp mọi người trong công ty cảm thấy năng động hơn trong giờ làm việc.

Intern là gì?


Cấp bậc Fresher

Cấp bậc Fresher nói đơn giản đó là cách gọi chung đối với những đối tượng sinh viên vừa mới tốt nghiệp và bắt đầu tìm kiếm công việc đầu tiên. Họ là những người có kiến thức cơ bản, được nhà trường đào tạo nhưng chưa được áp dụng nhiều trong công việc thực tế. 


Nói chung, họ là những người có kiến thức về chuyên ngành nhưng vẫn chưa có kinh nghiệm thực tế.Những Fresher thường có điểm chung là họ luôn có tinh thần học hỏi, trách nhiệm, năng động và luôn tích cực để phát triển bản thân.

Fresher là gì?

Những khái niệm liên quan đến vị trí Fresher:

Bên cạnh những định nghĩa liên quan đến vị trí Fresher thì vẫn còn một vài định nghĩa về những vị trí Fresher khác mà bạn nên biết.


Fresher Developer là gì?


Fresher Developer là một thuật ngữ nói về những lập trình viên về web vừa mới vào nghề. Đây là những người vừa mới ra trường nên vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm.

Fresher Developer là gì?

Fresher PHP là gì?


Fresher PHP là thuật ngữ để biểu thị vị trí làm việc dành riêng cho các software engineer chuyên, họ sử dụng ngôn ngữ lập trình để có thể phát triển các ứng dụng được viết dành riêng cho các máy chủ.

 

Fresher PHP là gì?

Định nghĩa vị trí Fresher Tester là gì?


Vị trí Fresher Tester là một thuật ngữ chỉ về kinh nghiệm làm việc của một nhân viên kiểm thử phần mềm của một công ty công nghệ.

Fresher Tester là gì?

Vị trí Fresher yêu cầu những gì?


Số lượng Fresher gia nhập vào thị trường lao động hằng năm ngày càng tăng. Vì vậy, Fresher cần phải phát triển bản thân trở nên hoàn hảo hơn, nếu không sẽ dễ bị thay thế bằng người có khả năng làm việc hơn.

 

Vậy Intern và Fresher có gì khác nhau? 

Junior Staff 

Junior là cấp bậc dùng để chỉ những nhân viên mới vào nghề, có kinh nghiệm làm việc ít hơn 2-3 năm ở bất kỳ lĩnh vực nào và nắm vững kiến thức cơ bản trong quy trình triển khai công việc.


Trong những dự án hoặc doanh nghiệp, vai trò của Junior thường sẽ thực hiện những đầu mục công việc cơ bản, không đòi hỏi khả năng xoay sở những task ở mức độ phức tạp và cần sự hỗ trợ đến từ các Senior.


Như đã đề cập, Junior chủ yếu sẽ tham gia vào những đầu mục công việc cơ bản và hỗ trợ cho những người có chức vụ cao hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số công việc cơ bản mà một bạn Junior thường thực hiện:

  • Thực hiện, giải quyết những tác vụ công việc cơ bản, không đòi hỏi quá nhiều kỹ năng xử lý

  • Hỗ trợ những người có chức danh cao hơn

  • Tham gia vào những khóa đào tạo, nâng cao kiến thức nếu doanh nghiệp yêu cầu

  • Thực hiện báo cáo theo yêu cầu của người quản lý trực tiếp/ line manager

  • Chịu trách nhiệm đào tạo intern/ apprentice, nếu được công ty hoặc cấp trên giao phó


Cấp bậc Junior Staff là gì?

Senior Staff 

Junior khác với Senior ở điểm nào? Senior được định nghĩa là nhân sự cao cấp đã có sự hiểu biết và đủ dày dặn về mặt kinh nghiệm trong khoảng thời gian từ 3 - 5 năm trở lên - mức trung bình để một nhân sự đạt cấp bậc Senior.


Trước khi đạt đến trình độ Senior, những nhân viên này (Senior Employee) sẽ phải trải qua các thách thức từ giai đoạn trước như Intern, Fresher và Junior trước đó.


Họ là những người có đủ trình độ chuyên môn để nắm bắt sâu sắc từ cơ bản cho đến chuyên sâu, có thể tự khắc phục và giải quyết vấn đề triệt để.


Khác với những cấp bậc nhân viên trước đó, Senior ngoài việc đảm nhận công việc về chuyên môn, họ cũng cần phải thực hiện thêm các nhiệm vụ khác theo yêu cầu từ cấp trên của họ. Chi tiết như sau:

  • Làm việc trực tiếp với khách hàng để xác định nhu cầu và lên kế hoạch giải quyết vấn đề trong quá trình thực hiện công việc chuyên môn

  • Phát triển trình độ chuyên môn theo hướng chuyên sâu và tối ưu hiệu quả công việc lẫn quy trình làm việc

  • Đóng vai trò “mentor” cho các bạn Junior, Fresher và Intern về quy trình làm việc theo yêu cầu từ cấp bậc quản lý

  • Đề xuất các phương án giải quyết vấn đề để tối ưu công việc chuyên môn, qua đó giúp công ty phát triển hơn nữa

  • Theo dõi và báo cáo kết quả công việc


Bài viết: Phân biệt Junior và Senior sẽ giúp bạn hiểu hơn về hai cấp bậc này.

Cấp bậc Senior là gì?

Manager và Leader là cấp bậc gì?

Leader và Manager là những vị trí quan trọng trong công ty, họ làm việc chung với nhau để phát triển doanh nghiệp, nhưng hai vị trí này lại không giống nhau mà là hai vị trí này bổ sung cho nhau. Vậy Leader và Manager khác và giống nhau ở điểm gì cùng tìm hiểu nhé.

Manager có nhiệm vụ gì

Manager dịch sang tiếng Việt có nghĩa là cấp bậc quản lý hoặc có tên gọi khác là trưởng bộ phận.Vậy, Manager là chức vụ gì?Nhiệm vụ chính của họ là công việc liên quan đến giám sát, quản lý điều hành, đánh giá hiệu suất của nhân viên. Và manager thường nhận việc lại từ ban điều hành, người quản lý…

Leader có nhiệm vụ gì

Leader được dịch sang tiếng Việt là người Lãnh Đạo. Vậy Team Leader nghĩa là gì?Có thể hiểu Leader là người có khả năng tạo ra kế hoạch đơn cử, tạo lập bước đi lâu dài cho doanh nghiệp triển khai, sáng tạo để truyền cảm hứng cho tổ chức. Người Lãnh đạo là một phần linh hồn của một công ty. Công ty muốn phát triển thì cần phải có một người lãnh đạo tài ba.

Cấp bậc Manager và Leader là gì?

Một vài định nghĩa cấp bậc khác

Ngoài các cấp bậc trong công việc ở trên, Mua Bán sẽ giúp các bạn tìm hiểu thêm một vài định nghĩa cấp bậc khác. Những cấp bậc này thường ít được thấy ở những công ty.

Deputy là gì?

Deputy được hiểu cơ bản theo nghĩa đen là người được ủy quyền, đóng vai trò thay thế cho cấp trên.


Còn trong doanh nghiệp Deputy được dùng để chỉ những Phó phòng, phó ban…. Những người này sẽ có công việc phụ trách một phần công việc của Trưởng phòng và có quyền lực hạn chế hơn.

Vice General là gì?

Giống như Deputy, Vice General cũng được dùng để chỉ vị trí “Phó” nhưng vị trí này ở cấp cao hơn như là Phó chủ tịch hoặc Phó giám đốc. Những người này có quyền hạn và trách nhiệm cao hơn. Vice General có thể điều hành toàn bộ công ty khi mà sếp vắng mặt.

Gợi Ý Trang Tuyển Dụng, Tìm Việc Làm Toàn Quốc

Nếu bạn đang loay hoay tìm một trang tuyển dụng việc làm uy tín và chất lượng, thì hãy truy cập vào website Muaban.net để tìm kiếm và so sánh các công việc ở mọi nơi trên toàn quốc nhé!

Lời kết

Qua bài viết trên, Muaban mong các bạn sẽ phần nào hiểu được công việc, vị trí của các cấp bậc trong một công ty và hy vọng bạn sẽ tìm được vị trí phù hợp cho bản thân.