Senior Staff Là Gì? - Những Kỹ Năng Cần Thiết Cấp Bậc Senior Cần Có

Trong quá trình làm việc, chắc hẳn bạn đã từng bắt gặp thuật ngữ “Senior” - một cấp bậc trong công ty thể hiện trình độ chuyên môn ở một công việc nhất định. Vậy senior staff là gì? Ở level của một Senior sẽ làm những công việc như thế nào? Hãy cùng theo dõi ngay trong bài viết sau trên Blog Mua Bán.

Senior Là Gì?

Senior được định nghĩa là nhân sự cao cấp đã có sự hiểu biết và đủ dày dặn về mặt kinh nghiệm trong khoảng thời gian từ 3-5 năm trở lên - mức trung bình để một nhân sự đạt cấp bậc Senior.

Trước khi đạt đến trình độ Senior, những nhân viên này (Senior Employee) sẽ phải trải qua các thách thức từ giai đoạn trước như Intern, Fresher và Junior trước đó.

Senior Staff là gì?Họ là những người có đủ trình độ chuyên môn để nắm bắt sâu sắc từ cơ bản cho đến chuyên sâu, có thể tự khắc phục và giải quyết vấn đề triệt đề.

Ngoài ra, họ cũng sở hữu khả năng làm việc độc lập nhưng vẫn đảm bảo tạo ra hiệu suất làm việc ấn tượng.

 

Khải niệm về cấp bậc Senior

Mô Tả Chung Về Công Việc Của Senior

Khác với những cấp bậc nhân viên trước đó, Senior ngoài việc đảm nhận công việc về chuyên môn, họ cũng cần phải thực hiện thêm các nhiệm vụ khác theo yêu cầu từ cấp trên của họ. Chi tiết như sau:
  • Làm việc trực tiếp với khách hàng để xác định nhu cầu và lên kế hoạch giải quyết vấn đề trong quá trình thực hiện công việc chuyên môn
  • Phát triển trình độ chuyên môn theo hướng chuyên sâu và tối ưu hiệu quả công việc lẫn quy trình làm việc
  • Đóng vai trò “mentor” cho các bạn Junior, Fresher và Intern về quy trình làm việc theo yêu cầu từ cấp bậc quản lý
  • Đề xuất các phương án giải quyết vấn đề để tối ưu công việc chuyên môn, qua đó giúp công ty phát triển hơn nữa
  • Theo dõi và báo cáo kết quả công việc
Những đầu mục công việc của một Senior

Những Kỹ Năng Quan Trọng Giúp Senior Nổi Bật

Kỹ Năng Lãnh Đạo

Đây là kỹ năng cốt lõi mà một Senior thực thụ cần trang bị.

Bởi Senior là người thường xuyên phải làm việc độc lập hoặc được giao một đội nhóm nhỏ bao gồm những người thấp hơn họ.

Do đó, kỹ năng lãnh đạo sẽ giúp Senior tối ưu được chất lượng trong công việc như phân công công việc, giải quyết và xử lý mâu thuẫn hay những tác vụ phát sinh.

Kỹ năng lãnh đạo là kỹ năng cần có ở Senior

Kỹ Năng Làm Việc Nhóm - Teamwork

Khác với cấp bậc Junior và các cấp bậc khác, kỹ năng Teamwork ở nhân viên Senior sẽ cần được nâng cấp lên đáng kể, do công việc của họ sẽ ngày một khó nhằn và cần phải phối hợp với những thành viên khác trong team tốt hơn.

Kỹ năng làm việc nhóm ở đây có thể hiểu rằng việc truyền lửa cho các cộng sự khác trong những lúc khó khăn, tình cảnh ngặt nghèo trong quá trình làm việc như thiếu nhân sự, chưa đạt KPI (Key Performance Index) khi đến thời hạn,...

Nếu Senior có kỹ năng teamwork tốt, họ sẽ cảm thấy rất dễ dàng với các đồng nghiệp để thúc đẩy công việc chung của toàn team đi đến một kết quả có diễn biến tích cực hơn.

Teamwork ở cấp độ Senior càng ngày được nâng cấp

Kỹ Năng Giao Tiếp

Dù bạn làm trong bất kỳ ngành nghề nào đi chăng nữa, thì không thể phủ nhận rằng kỹ năng giao tiếp là kỹ năng quyết định đến sự thành công trong công việc.

Ở cấp bậc Senior, bạn cần có một kỹ năng giao tiếp ở mức nâng cao hơn so với những trình độ chuyên môn trước đó của bạn.

Có thể lấy một ngành nghề như Sales để làm ví dụ điển hình trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp nâng cao. Không chỉ đơn giản là việc bạn phải truyền đạt tốt mà bạn còn phải thật sự làm chủ cuộc hội thoại bằng việc dẫn dắt, lôi cuốn khách hàng theo hướng bạn mong muốn.

Senior cần trang bị kỹ năng giao tiếp

Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề

Ngoài giải quyết những vấn đề về chuyên môn, Senior còn là người phải giải quyết những vấn đề không mong muốn.
Chính vì thế, ngoài những kỹ năng trên, Senior cần phải có thêm kỹ năng giải quyết vấn đề theo hướng linh hoạt để hạn chế những rủi ro trong quá trình làm việc.

Lấy ví dụ như việc một CTV (cộng tác viên) trong đội nhóm viết content của bạn nghỉ giữa chừng vì không đảm bảo được chất lượng công việc. Việc Senior cần làm là một hoặc nhiều phương án back-up khác nhau như hoặc sắp xếp những đầu mục công việc của bạn CTV cho một bạn có khả năng xử lý tốt hơn chẳng hạn.

Kỹ năng giải quyết vấn đề được chú trọng ở cấp Senior

Mức Thu Nhập Của Senior Theo Từng Ngành Nghề

Bảng lương dành cho nhân viên Marketing ở level Senior:

Vị trí

Mức Lương

Senior Marketing Executive

14 - 18 triệu đồng

SEO Senior

14 - 20 triệu đồng

Copywriter Senior

11 -15 triệu đồng

Senior Digital Marketing Executive

17 - 26 triệu đồng

Social Media Senior 

15 - 20 triệu đồng

PR Senior

11-15 triệu đồng

Sales Senior

16 - 21 triệu đồng


*Mức lương Sales Senior có thể thay đổi tùy theo danh số mang lại

Bảng lương dành cho nhân viên Developer (lập trình viên) ở level Senior:

Vị trí

Mức Lương

Senior Front-End Developer

25 - 60 triệu đồng

Senior Back-End Developer

30 - 80 triệu đồng

Senior Full Stack Developer

40 - 100 triệu đồng

Senior Mobile Developer

35 - 60 triệu đồng


Bảng lương dành cho nhân viên Data Analyst (phân tích dữ liệu) ở level Senior:

Vị trí

Mức Lương

Senior Data Analyst

25 - 40 triệu đồng


Bảng lương dành cho nhân viên Software Engineer (phân tích dữ liệu) ở level Senior:

Vị trí

Mức Lương

Senior Software Engineer

25 - 46 triệu đồng

>> Bài viết liên quan: Phân biệt Junior và Senior

Kênh Tuyển Dụng Senior Tốt Ở Đâu?

Nếu bạn đang loay hoay tìm một trang tuyển dụng những công việc ở vị trí Senior uy tín và chất lượng, thì hãy truy cập vào website Muaban.net sẽ là nơi lý tưởng để tìm kiếm các công việc Senior phù hợp cho bạn. Trên trang mua bán sẽ có các bài tuyển dụng mới nhất và đầy đủ các cấp bậc trong công việc

Lời Kết

Thông qua những chia sẻ về “Senior Staff Là Gì? - Những Kỹ Năng Cần Thiết Cấp Bậc Senior Cần Có”, Blog Mua Bán hy vọng với những thông tin kể trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về vai trò của Senior cũng như lộ trình rõ ràng để phát triển thành một Senior trong tương lai không xa.