Junior Staff Là Gì - Vai Trò Của Vị Trí Junior Trong Doanh Nghiệp
Trong quá trình tìm việc và làm việc, chắc hẳn bạn sẽ bắt gặp thuật ngữ Junior - một trong những chức vụ dùng để chỉ về trình độ chuyên môn của một nhân sự nhất định trong công ty. Đã bao giờ bạn đã tự hỏi chính mình khái niệm Junior Staff là gì? Và những công việc cần làm của một junior là những đầu mục công việc như thế nào chưa?
Tuy những câu hỏi trên thường trở nên quen thuộc với những người đã có quãng thời gian đi làm lâu năm, nhưng đối với những bạn sinh viên mới ra trường hoặc thậm chí những người mới biết đến cũng sẽ cảm thấy lạ lẫm với thuật ngữ này.
Thế nên, Blog Mua Bán sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ về khái niệm về vị trí Junior cũng như những yêu cầu cơ bản để trở thành cấp bậc Junior trong công ty.
Chức Danh Junior Là Gì?
Junior Staff là gì?Junior Staff là cấp bậc dùng để chỉ những nhân viên mới vào nghề, có kinh nghiệm làm việc ít hơn 2-3 năm ở bất kỳ lĩnh vực nào và nắm vững kiến thức cơ bản trong quy trình triển khai công việc.
Trong những dự án hoặc doanh nghiệp, vai trò của Junior thường sẽ thực hiện những đầu mục công việc cơ bản, không đòi hỏi khả năng xoay sở những task ở mức độ phức tạp và cần sự hỗ trợ đến từ các Senior.
Có một điều đặc biệt mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều muốn ở cấp bậc Junior chính là phát huy tối đa khả năng học hỏi kinh nghiệm từ những người có chức vụ cao hơn - đó chính là senior hoặc những cấp bậc trên junior ở một mức độ nhất định.
Thuật ngữ Junior thường sẽ xuất hiện trong một số công việc có sự phân hóa cao trong chuyên môn như IT, Marketing, Kế Toán,...
Định nghĩa về cấp bậc Junior
Mô Tả Những Công Việc Của Junior Cần Làm
Như đã đề cập, Junior chủ yếu sẽ tham gia vào những đầu mục công việc cơ bản và hỗ trợ cho những cấp bậc khác trong công việc. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số công việc cơ bản mà một bạn Junior thường thực hiện:
- Thực hiện, giải quyết những tác vụ công việc cơ bản, không đòi hỏi quá nhiều kỹ năng xử lý
- Hỗ trợ những người có chức danh cao hơn
- Tham gia vào những khóa đào tạo, nâng cao kiến thức nếu doanh nghiệp yêu cầu
- Thực hiện báo cáo theo yêu cầu của người quản lý trực tiếp/ line manager
- Chịu trách nhiệm đào tạo intern/ apprentice, nếu được công ty hoặc cấp trên giao phó
Những công việc ở cấp độ Junior cần làm
Những Kỹ Năng Cơ Bản Junior Cần Trang Bị
Để trở thành một Junior chính hiệu, bạn cần phải đáp ứng những kỹ năng cốt lõi này khi apply vào bất kỳ một công việc nhất định.
Làm Việc Nhóm
Dù một bạn Junior ở bất kỳ môi trường nào đi chăng nữa, thì kỹ năng làm việc với một đội nhóm sẽ là một kỹ năng quan trọng bậc nhất. Vì khi bắt đầu làm việc hoặc tham gia vào một dự án nào đó, các bạn Junior cần phối hợp, kết nối với các thành viên khác để tối ưu hiệu quả trong công việc.
Kỹ năng làm việc nhóm ở đây còn thể diễn giải theo cách bạn trình bày tư duy và đóng góp ý kiến cho team bạn về một vấn đề đang bàn luận theo một cách rõ ràng, rành mạch. Đồng thời, kỹ năng này còn được thể hiện qua việc lắng nghe và thấu hiểu những ý kiến của những thành viên khác, có trách nhiệm hoàn thành công việc đúng deadline đã giao,..
Teamwork là kĩ năng quan trọng bậc nhất cần có ở Junior
Khả Năng Thích Nghi Và Học Hỏi
Bất kỳ nhà tuyển dụng hay những người làm việc trực tiếp đều mong muốn Junior sẽ là người thích ứng với công việc nhanh nhất có thể bằng cách chủ động giao tiếp với cấp trên qua việc đặt câu hỏi, chủ động nghiên cứu và tìm tòi những kiến thức mới để nâng cao trình độ chuyên môn lẫn kỹ năng mà không cần phải đợi “cầm tay chỉ việc”.
Dù bạn là người ít kinh nghiệm hay thậm chí có một lượng kiến thức ít về chuyên môn, nhưng lại có tinh thần học hỏi và cho thấy sự cầu tiến trong công việc cũng là một điểm cộng lớn trong mắt cấp trên.
Junior cần trau dồi kiến thức chuyên môn lẫn khả năng thích nghi
Đàm Phán
Hầu hết Junior thường yếu ở kỹ năng đàm phán do thiếu kinh nghiệm từng trải cũng như phải làm theo sự phân công của người quản lý trực tiếp/ người hướng dẫn.
Điều này sẽ dẫn đến nhiều thiệt thòi cho Junior, chẳng hạn như được giao những công việc không phù hợp năng lực hiện tại.
Chính vì thế, kỹ năng đàm phán sẽ đóng vai trò quan trọng trong những trường như vậy, giúp bạn giảm tải được áp lực từ những việc quá khó với khả năng của chính bạn.
Junior cần đàm phán công việc phù hợp với năng lực bản thân
Những Điểm Nổi Bật Giúp Junior Khác Biệt Trong “Cuộc Chơi Tuyển Dụng”
Khi bạn nhảy vào bất kỳ cuộc chơi nào, bất kể đó là tuyển dụng Junior chẳng nữa, thì bạn cần phải có sự khác biệt giữa các ứng viên khác.
Thông thường, ở bất kỳ doanh nghiệp nghiệp nào, bạn cần phải có 2 điểm USP (Unit Selling Point) này:
Khả Năng Tự Trau Dồi Kiến Thức Và Thích Ứng
Như đã đề cập trong phần kỹ năng trước đó, khả năng tự trau dồi và học thêm những kiến thức mới sẽ là điều kiện cần ở một ứng viên Junior tiềm năng.
Khả năng này được hiểu là cách ứng viên sẵn sàng tiếp nhận kiến thức, tự trang bị cho bản thân những kỹ năng liên quan đến công việc tương ứng với ngành nghề mình theo đuổi.
Cùng với khả năng ấy, còn là sự thích ứng với công việc bằng việc rèn luyện những kỹ năng khác như giao tiếp, thiết lập mối quan hệ, mục tiêu rõ ràng khi vào công ty,...
Tự học luôn là điểm mấu chốt tạo ra sự khác biệt giữa các Junior
Có thể lấy ví dụ bạn là một ứng viên tốt cho vị trí Marketing Junior. Tất cả về kiến thức, chuyên môn khi phỏng vấn bạn đều nói một cách ổn thỏa từ việc lên kế hoạch marketing tổng thể cho đến chi tiết từng bước triển khai ở công ty bạn đã làm, nhưng vấn đề bạn lại cho thấy sự bất ổn trong việc giao tiếp không tốt giữa các thành viên trong team sẽ là một dấu hiệu đáng báo động.
Xây dựng hình ảnh thương hiệu của bản thân trong CV
Điểm USP quan trọng thứ 2 là xây dựng chân dung bản thân bạn trong CV phù hợp với những yêu cầu về vị trí Junior mà họ đang tuyển dụng.
Một CV chỉn chu, đảm bảo đúng nội dung lẫn những visual sẽ tạo ra tấm vé giúp bạn đến gần hơn với nhà tuyển dụng.
Do đó, bạn hãy nên dành thời gian trau chút và đầu tư cho CV thật sự tâm huyết và có trách nhiệm.
CV tốt là chìa khóa cho bạn đến gần hơn với nhà tuyển dụng
Mức Lương Của Junior Ở Các Ngành Nghề Khác Nhau
Bảng lương dành cho nhân viên Marketing ở level Junior:
Vị trí | Mức Lương |
Junior Marketing Executive | 6 - 12 triệu đồng |
SEO Junior | 5 - 10 triệu đồng |
Copywriter Junior | 5 - 10 triệu đồng |
Junior Digital Marketing Executive | 7 - 10 triệu đồng |
Social Media Junior | 6 - 9 triệu đồng |
PR Junior | 5-10 triệu đồng |
Sales Junior | 6 - 15 triệu đồng |
*Mức lương Sales Junior có thể thay đổi tùy theo danh số mang lại
Bảng lương dành cho nhân viên Developer (lập trình viên) ở level Junior:
Vị trí | Mức Lương |
Junior Front-End Developer | 10 - 18 triệu đồng |
Junior Back-End Developer | 10 - 24 triệu đồng |
Junior Full Stack Developer | 25 - 40 triệu đồng |
Junior Mobile Developer | 11 - 34 triệu đồng |
Bảng lương dành cho nhân viên Data Analyst (phân tích dữ liệu) ở level Junior:
Vị trí | Mức Lương |
Junior Data Analyst | 7 - 21 triệu đồng |
Bảng lương dành cho nhân viên Software Engineer (phân tích dữ liệu) ở level Junior:
Vị trí | Mức Lương |
Junior Software Engineer | 16 - 22 triệu đồng |
Gợi Ý Trang Tuyển Dụng, Tìm Việc Làm Junior
Nếu bạn đang loay hoay tìm một trang tuyển dụng vị trí Junior uy tín và chất lượng, thì hãy truy cập vào website
Muaban.net để tìm kiếm và so sánh các công việc Junior ở mọi nơi trên toàn quốc nhé!
Lời Kết
Trên đây là những chia sẻ về những thông tin xoay quanh chủ đề “Junior Staff là gì? - Vai trò của vị trí Junior trong công việc”. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về vai trò của Junior để lựa chọn công việc phù hợp.
0 Nhận xét