Manager Là Chức Vụ Gì? - Câu Chuyện Công Việc Và Kỹ Năng Để Trở Thành Một Manager Chuyên Nghiệp
Trong mỗi doanh nghiệp, Manager là một vị trí đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành và quản lý những chiến lược của công ty được đi đúng hướng với những mục tiêu công ty đã đặt ra. Và nếu bạn có định hướng trở thành một Manager thì bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về chủ đề “Manager là chức vụ gì? - Những công việc Manager cần làm”.
Cùng Blog Mua Bán tiếp tục ngay nhé!
Manager Là Gì? Những Cấp Bậc Manager
Manager là thuật ngữ dùng để nói về vị trí cấp quản lý trong doanh nghiệp và có nhiệm vụ vô cùng quan trọng về một bộ phận chuyên môn nào đó, đó có thể là Marketing Manager chẳng hạn - vị trí lên những kế hoạch và thực thi nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu cũng như thúc đẩy kết quả kinh doanh của toàn công ty.
Công việc của Manager cũng tùy thuộc vào quy mô và những đặc điểm riêng biệt của từng doanh nghiệp hay nói một cách cụ thể hơn là một Manager ở một phòng ban có đến 50 nhân sự so với cùng một vị trí này với phòng ban chỉ có 6 nhân sự sẽ rất khác trong việc tạo ra và tối ưu mô hình và quản trị trong công việc.
Nhiệm vụ chính của Manager sẽ là người theo dõi, đánh giá năng suất công việc của từng nhân sự trong bộ phận thuộc quyền quản lý của họ.
Đồng thời, chức danh này còn có trách nhiệm giám sát, xử lý những biến số trong quá trình làm việc và tối ưu các quy trình làm việc cho bộ phận.
Manager là gì? Những cấp bậc của manager
Nếu bạn đang làm trong một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức theo nhiều tầng, chắc hẳn bạn sẽ bắt gặp những cấp bậc manager như sau:
Line Manager (tên gọi khác là Direct Manager hay Team Leader) là người quản lý trực tiếp hướng dẫn nhân viên dưới cấp bậc trong mô hình tổ chức, có trách nhiệm giám sát các hoạt động của tổ chức cũng như đảm bảo các đồng mục công việc của phòng ban.
Functional Manager/ Project Manager: là chức danh có trách nhiệm và quản lý một bộ phận cụ thể như Marketing, Developer, Design,... hoặc một dự án với nhiều phòng ban khác nhau.
Top Manager là vị trí quản trị có cấp bậc tối cao trong công ty và chịu trách nhiệm về thành quả cuối cùng của tổ chức, điển hình như vị trí giám đốc vận hành CEO (Chief Executive Officer)
Mô Tả Công Việc Của Manager Trong Một Tổ Chức
Tìm kiếm nhân tài (Talent Acquisition): không chỉ gói gọn trong chuyên môn, một Manager còn cần đội ngũ nhân sự đủ tốt để cùng họ gặt hái nhiều thành công và khai phá tiềm năng phát triển của họ trong quá trình làm việc, do đó tìm kiếm nhân tài cũng được xem là một công việc quan trọng bậc nhất của manager ở bất kỳ môi trường doanh nghiệp nào.
Lên kế hoạch (Planning): một trong những công việc quan trọng của một Manager cần làm đó là lên kế hoạch/ chiến lược vận hành nhân sự, tối ưu các công đoạn làm việc và hiệu quả ở mức tốt nhất.
Theo dõi và giám sát tiến độ (Tracking): lập kế hoạch theo dõi những chỉ số phù hợp với KPI của doanh nghiệp đề ra, tiến hành thực thi và đảm bảo các đầu công việc được triển khai theo đúng tiến độ cũng như tìm ra giải pháp các chỉ số KPI chưa đạt.
Đánh giá chất lượng (Quality Control): tổng hợp những dữ liệu để đánh giá kết quả đạt được không chỉ ở toàn team mà còn ở từng cá nhân, qua đó tổ chức khen thưởng cho những thành viên/ toàn team nếu hoàn tất tốt nhiệm vụ đã được bàn giao trong một quãng thời gian cam kết.
Những công việc của manager trong tổ chức
6 Phẩm Chất Quyết Định Bạn Trở Thành Manager
Tầm Nhìn Xa
Với vai trò của một Manager, bạn cần thực sự nhận thức liệu rằng kế hoạch cũng như mục tiêu đã được thiết lập trước đó có phù hợp với thực lực của bộ phận mình quản lý hay không để đảm bảo những định hướng sắp tới là đúng đắn.
Chính vì điều này, việc Manager có tầm nhìn xa không chỉ giúp những mục tiêu đặt ra trong công việc trở nên thiết thực với các nhân sự trong bộ phận cũng như kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh tốt hơn.
Tầm nhìn xa của manager có quan trọng?
Công Bằng Với Tất Cả Cộng Sự
Cho dù ở bất kỳ môi trường làm việc nào đi chăng nữa, đức tính công bằng vẫn luôn được đề cao ở vị trí này.
Vì vậy, vị trí Manager cần phải có sự công minh trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa các nhân việc thuộc quản lý của họ, không thiên vị bất kỳ ai trong cuộc tranh chấp hay công việc có sự ràng buộc giữa các cá nhân đó.
Đức tính công bằng của manager rất quan trọng
Tôn Trọng Ý Kiến, Quan Điểm
Trong mọi quyết định Manager đưa ra thực tế cần dựa trên ý kiến và được sự chấp thuận của mọi thành viên trong team, việc tôn trọng ý kiến của từng nhân sự luôn được chú trọng hơn thay vì chỉ sống trong tình cảnh “Bằng mặt nhưng không bằng lòng”.
Manager nên tôn trọng ý kiến cá nhân của mọi người
Quan Sát Và Học Hỏi
Ở bất kỳ vị trí nào, quan sát và học hỏi vẫn luôn là yếu tố hàng đầu, đặc biệt là với cấp quản lý như Manager do càng lên cao thì lượng kiến thức lẫn kinh nghiệm tích lũy phải ngày càng nhiều hơn nữa.
Không chỉ trau dồi và tiếp nạp những kiến thức mới, quan sát để có cái nhìn chuyên sâu về một vấn đề hay năng lực của một nhân sự nào đó cũng giúp các Manager nhanh chóng nhận biết những khó khăn trong công việc và tìm ra cách giải quyết phù hợp.
Nên quan sát và học hỏi để phát triển bản thân
Chịu Được Áp Lực Trong Công Việc
Trích từ câu nói nổi tiếng của ca sĩ Sơn Tùng MTP “Muốn ngồi ở một vị trí không ai ngồi được thì phải chịu những cảm giác không ai chịu được, đó cũng chính là cảm giác mà một Manager cần phải trải qua khi còn đương nhiệm.
Do khối lượng công việc của Manager tương đối lớn và cần phải giải quyết theo hướng thỏa đáng nhất thì áp lực trong công việc là điều không thể tránh khỏi.
Như thế, việc đối mặt với áp lực và tỉnh táo trong những thời khắc quan trọng sẽ giúp Manager đưa ra được quyết định đúng đắn.
Phải chịu được áp lực của công việc
Truyền Cảm Hứng
Không chỉ dừng lại ở 5 phẩm chất đầu, một Manager giỏi còn phụ thuộc vào cách mà vị trí này truyển cảm hứng cho từng thành viên trong team.
Có thể trong những lúc bế tắc như gần hết quý nhưng chưa đạt KPI mong đợi hay việc một nhân sự cảm thấy chán nản với công việc, những lúc như vậy sẽ giúp Manager thổi lừa và thúc đẩy nhuệ khí của team hay tinh thần của một cá nhân nào đó thoát khỏi cảm xúc tiêu cực ở quãng thời gian nhất định trong công việc.
Manager nên truyền nhiều cảm hứng cho team
Có Mặt Ở Những Thời Điểm Mang Tính Bước Ngoặt
Sẽ có những thời điểm quyết định trở nên vô vàng đối với toàn team hay một nhân sự nào đó, vị trí Manager cần xuất hiện đúng thời điểm đưa ra những quyết định sáng suốt, tạo ra tính bước ngoặt trong những lúc ấy.
Chẳng hạn như việc nhân sự Account đang ngập ngừng trong quá trình trình bày rõ về dịch vụ cho Client, thì Account Manager sẽ là người hỗ trợ, bù đắp cho những thiếu sót ấy để câu chuyện thuyết phục Client trở lại đúng quỹ đạo mong muốn.
Quyết định đúng đắn cho một vài thời điểm
Những Kỹ Năng Để Trở Thành Một Manager
Kỹ năng chuyên môn
Là một trong những kỹ năng cần thiết cho vị trí Manager do không chỉ điều phối công việc sao cho hiệu quả mà còn là việc nhận được sự tín nhiệm của mọi người trong bộ phận nhờ vào những kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn được chu rèn, tích lũy trong quá trình làm việc.
Kỹ năng chuyên môn là điều cần thiết
Kỹ năng lãnh đạo - Leadership Skill
Nhận được sự tôn trọng, tin tưởng từ cấp dưới dành cho cấp trên luôn là điều đáng nể ở vị trí manager có khả năng vận dụng kỹ năng lãnh đạo thực thụ tại bất kỳ doanh nghiệp nào.
Kỹ năng lãnh đạo ở đây nghĩa là:
Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, nghiêm túc và chuyên nghiệp giữa các thành viên trong team
Lắng nghe, thấu hiểu nguyện vọng của từng nhân sự
Đối xử với các thành viên trong cùng một bộ phận một cách công bằng
Thúc đẩy tinh thần toàn team và không ngừng cố gắng phát triển công việc trong tương lai
Kỹ năng lãnh đạo - Leadership Skill
Kỹ năng giao tiếp
Nếu bạn đã từng hỏi bất kỳ Manager nào bạn đã từng gặp, Blog Mua Bán tin chắc rằng kỹ năng quan trọng bậc nhất vẫn là kỹ năng giao tiếp.
Một vấn đề được Manager giải thích không được rõ ràng và rành mạch sẽ khiến cho các nhân sự khác hoài nghi về năng lực ở vị trí này.
Chính vì điều này, giao tiếp hiệu quả với cấp trên, cấp dưới và những đồng nghiệp đồng nghiệp đồng cấp, hay thậm chí là với khách hàng sẽ tạo ra thiện cảm tốt với người nắm giữ vị trí Manager.
Kỹ năng giao tiếp là gì?
Kỹ năng phân tích, đánh giá hiệu suất làm việc
Đôi lúc những vấn đề phát sinh trong công việc sẽ xảy ra không như mong muốn, nhiệm vụ của một người Manager ở đây là phải quan sát và phân tích theo hướng khách quan nhất để từ đó tìm ra phương án giải quyết phù hợp cho các sự cố ấy.
Kỹ năng phân tích của một Manager.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Là một Manager của một doanh nghiệp, bạn cần phải biết cách giải quyết sao bằng việc tìm hiểu nguyên nhân thực chất nằm ở đâu, phân đoán và phân tích cho ổn thỏa và hiệu quả nhất trong các tình huống nằm ngoài dự tính.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Mức Lương Của Vị Trí Manager Theo Từng Ngành Nghề
Bảng lương ngành Marketing dành cho cấp độ Manager:
Bảng lương dành cho nhân viên Developer (lập trình viên) ở cấp độ Manager
>> Xem thêm: Các cấp bậc trong công việc
Trang Đăng Tin Tuyển Dụng Vị Trí Manager:
Nếu bạn đang loay hoay tìm một trang tuyển dụng vị trí Manager uy tín và chất lượng, thì hãy truy cập vào Website Muaban.net để tìm kiếm và so sánh các công việc Manager ở mọi nơi trên toàn quốc nhé!
Lời Kết
Trên đây là những chia sẻ về những thông tin xoay quanh chủ đề “Manager là vị trí gì?- Câu Chuyện Công Việc Và Kỹ Năng Để Trở Thành Một Manager Chuyên Nghiệp”. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về vị trí Manager để lựa chọn công việc phù hợp.
0 Nhận xét