Team Leader Nghĩa Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Một Team Leader
Để một nhóm tổ chức hoạt động có hiệu quả, năng suất thì vai trò của Team Leader trong việc quản lý và điều hành đội nhóm là vô cùng quan trọng. Vậy Team Leader nghĩa là gì mà lại đóng vai trò quan trọng trong tổ chức? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây để biết được một người Team Leader sẽ làm gì nhé.
Leader Team Là Gì?
Team Leader (hay còn gọi là trưởng nhóm) nghĩa là người lãnh đạo điều hành và quản lý một tổ chức hay tập thể nào đó. Vị trí Team Leader sẽ giữ cấp quản lý bậc trung, trực tiếp chỉ huy một nhóm có quy mô vừa và nhỏ (trung bình từ 2 - 20 người). Team Leader sẽ dẫn dắt, giúp nhóm đi đúng hướng và hoạt động một cách có kế hoạch, hiệu quả.
Team Leader được giao nhiệm vụ phụ trách toàn bộ công việc liên quan đến một mảng chuyên môn cụ thể trong phòng ban lớn của doanh nghiệp, tổ chức. Lấy ví dụ cụ thể, đối với phòng Kinh doanh, gồm có các mảng như nhóm bán lẻ, nhóm bán buôn sỉ, nhóm kinh doanh thương mại điện tử,... thì với mỗi nhóm sẽ có một Team Leader chịu trách nhiệm quản lý hoạt động.
Team Leader nghĩa là gì?
Tầm Quan Trọng Của Team Leader
Team Leader đóng vai trò là “xương sống” để dẫn dắt team đi đúng hướng. Nếu không có Team Leader thì đội nhóm không thể làm việc một cách có hiệu quả và năng suất được. Không có người định hướng dẫn dắt, kết nối mọi người trong team lại với nhau thì tổ chức khó mà có thể thành công được.
Bên cạnh việc lập kế hoạch, đề ra mục tiêu cần đạt được cho nhóm, Team Leader sẽ giám sát và đánh giá năng lực cũng như hiệu suất làm việc của từng thành viên. Từ đó đưa ra hướng đi cụ thể cho mỗi người và giải quyết các vấn đề khúc mắc trong công việc.
Họ sẽ là người khích lệ các thành viên trong team, tạo động lực thúc đẩy nhân viên qua hình thức khen thưởng, tuyên dương. Tìm ra thế mạnh và năng lực của từng cá nhân, qua đó đưa ra những đánh giá và phân công công việc phù hợp nhất.
Một Team Leader giỏi sẽ có năng lực kết nối các thành viên lại với nhau, xây dựng sự đoàn kết trong tập thể để cùng nhau hoàn thành công việc hiệu quả nhất. Là người đứng ra giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn của các thành viên khi có vấn đề phát sinh trong nhóm.
Bởi thế, vai trò của Team Leader vô cùng quan trọng trong tập thể, tổ chức vì nó có tác động trực tiếp đến sự thành công trong công việc.
Team Leader đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tập thể
Mô Tả Công Việc Của Team Leader
Để quá trình thực hiện dự án diễn ra thành công thì nhiệm vụ của Team Leader gồm có:
Phân chia nhiệm vụ, đánh giá kết quả làm việc các thành viên trong team
Trong công việc, Team Leader là người phân công các hạng mục cho các thành viên khác nhau. Để dự án đạt kết quả tốt, Team Leader cần phân chia một cách phù hợp với khối lượng, tiến độ công việc cũng như năng lực của mỗi thành viên.
Công việc đầu tiên mà Team Leader đảm nhận chính là phân công các hạng mục công việc cho thành viên trong nhóm. Để dự án được thành công hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng phân chia, sắp xếp nhiệm vụ phù hợp cho từng cá nhân của Team Leader.
Nội dung phân công phải phù hợp với khối lượng, tiến độ hoàn thành cũng như năng lực của từng thành viên. Team Leader phải là người nắm rõ thế mạnh và điểm yếu nhân viên của mình để giao những công việc phù hợp nhất.
Xây dựng một đội ngũ nhân sự chất lượng
Để team làm việc năng suất và hiệu quả, mỗi thành viên trong nhóm đều phải cùng làm việc và đóng góp, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc nhằm mang lại kết quả tốt nhất. Không cần thiết mỗi thành viên trong nhóm phải là những người xuất sắc. Chỉ cần họ có thể phối hợp ăn ý, bù đắp thiếu sót lẫn nhau, cùng nâng đỡ để phát triển, đấy là một team tốt, chất lượng.
Để đạt được điều này thì vai trò của Team Leader vô cùng quan trọng trong việc quản lý thành viên. Team Leader cần tìm ra được tính cách, năng lực làm việc của từng người nhằm nắm bắt đúng phong cách làm việc. Từ đó, có thể đưa ra phương pháp hoạt động cho team và từng cá nhân một cách hợp lý nhất. Mối quan hệ trong team cũng sẽ được nâng cao theo.
Kiểm soát công việc và điều chỉnh kịp thời
Ngoài việc nhìn ra đúng năng lực và khả năng làm việc của từng cá nhân thì Team Leader phải theo dõi tiến độ, kết quả công việc của từng thành viên trong nhóm. Bởi nhiệm vụ chính của Team Leader là quản lý và giám sát, đánh giá thành viên dựa vào các yếu tố như KPI đạt được, thái độ làm việc, sự cố gắng trong công việc,... Từ đó, kiểm soát được tiến độ hoàn thành của dự án, đưa ra các giải pháp cải thiện hiệu quả công việc, tối ưu quy trình, bộ máy hoạt động.
Tuy nhiên, mỗi các nhân đều có thể tham gia vào quá trình giám sát và cải thiện quy trình. Các thành viên có thể tự theo dõi và điều chỉnh cũng như đóng góp ý kiến của mình khi làm việc. Quan trọng nhất là tạo sự kết nối các thành viên trong team để đạt chất lượng, hiệu quả cao trong công việc.
Cung cấp thông tin rõ ràng, minh bạch
Khi Team Leader cung cấp thông tin một cách rõ ràng, minh bạch thì hoạt động nhóm sẽ diễn ra trơn tru và hiệu quả hơn. Các dự án khi triển khai thường gặp nhiều vấn đề cần thay đổi so với kế hoạch ban đầu. Việc của trưởng nhóm là giải quyết vấn đề và thông tin đến kịp thời đến các thành viên, giúp họ hiểu và nắm bắt vấn đề. Tránh việc triển khai kế hoạch trong sự mơ hồ, hay các thành viên hiểu sai nghĩa.
Đảm bảo sự cân bằng trong team
Khi thực hiện bất kỳ dự án nào, khối lượng công việc cần giải quyết rất nhiều, mỗi thành viên sẽ phụ trách các nhiệm vụ khác nhau. Team Leader cần phải lên kế hoạch cụ thể và các phương án khác nhau nhằm đảm bảo sự cân bằng trong team. Cân bằng được khối lượng công việc trong đội và xử lý những sự cố phát sinh có thể xảy ra ở từng mảng trong mỗi giai đoạn triển khai dự án.
Ngoài ra, việc cân bằng tính cách của mỗi người trong nhóm cũng quan trọng không kém. Điều này sẽ giúp mối quan hệ trong nhóm được thúc đẩy tốt đẹp hơn, đoàn kết hơn. Team Leader sẽ nhìn ra tính cách và phong cách làm việc của mỗi người để khai phá được tiềm năng cũng như thế mạnh cá nhân đó. Kết nối thế mạnh và điểm yếu của các thành viên với nhau là nhiệm vụ mà người Leader sẽ làm để team làm việc với nhau có hiệu quả.
Truyền động lực và cảm hứng cho đội nhóm
Người lãnh đạo team ngoài việc phân chia công việc cho đội nhóm và quản lý nhân viên dựa trên KPI còn cần phải khơi dậy nguồn động lực cho nhân viên. Thúc đẩy tinh thần và khả năng làm việc của họ một cách tối ưu nhất. Team Leader sẽ truyền cảm hứng làm việc cho đội nhóm, chỉ dẫn và giúp đỡ họ hoàn thành công việc từ đó xây dựng hiệu quả công việc cao nhất.
Kết nối nhân viên với quản lý cấp cao hơn
Team Leader là người đứng giữa nhân viên công ty và các sếp, các quản lý cấp cao. Vì thế họ có nhiệm vụ kết nối nhân viên trong công ty như là Senior hoặc Manager với sếp lớn ở trên, để 2 bên có thể dễ dàng trao đổi những suy nghĩ cũng như tâm tư, nguyện vọng của mình,... một cách thoải mái với nhau.
Bởi các nhân viên cấp dưới không dám trao đổi với cấp trên, còn cấp trên thì khó mà trò chuyện thoải mái được với cấp dưới do có sự khác nhau về cấp bậc. Nhiệm vụ của Team Leader sẽ đứng giữa và gắn kết, cũng như tạo cuộc trò chuyện, bầu không khí thoải mái cho mỗi bên cùng trao đổi, từ đó có thể cải thiện mối quan hệ giữa nhân viên và các cấp quản lý tốt đẹp, thoải mái hơn.
Tố Chất Để Trở Thành Một Team Leader Giỏi
Muốn trở thành Team Leader giỏi thì cần có những tố chất nào? Không nhất thiết bạn phải là người thông minh nhất hay có chỗ dựa lớn, một người Team Leader thực thụ nên có những tố chất sau:
Tố chất cần có để trở thành Team Leader giỏi
Hoạt ngôn
Tố chất đầu tiên của một người Team Leader giỏi là khả năng hoạt ngôn, kỹ năng giao tiếp tốt. Team Leader cần biết cách truyền đạt những thông tin một cách rõ ràng, rành mạch, dễ hiểu nhất để các thành viên trong nhóm dễ dàng tiếp thu và thực hiện.
Khả năng truyền đạt, thuyết phục mọi người là yếu tố rất quan trọng trong việc quản lý nhân sự. Hoạt ngôn trong từ ngữ, sự tự tin khi đứng trước mọi người là lợi thế giúp bạn thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào.
Nhiệt huyết
Team Leader sẽ là người tiên phong trong mọi hoạt động, vì thế để truyền cảm hứng đến các thành viên, người Leader phải thể hiện sự nhiệt huyết trong công việc của mình, lăn xả nhiệt tình nhất. Sẵn sàng vì mục tiêu chung của nhóm mà gạt bỏ những cảm xúc cá nhân để tập trung hoàn thành hoạt động.
Trình độ chuyên môn vững vàng
Là người quản lý, lãnh đạo một team thì trình độ chuyên môn cần có phải tốt. Là người phân công nhiệm vụ cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh thì hiểu biết chuyên môn phải sâu rộng để có thể giải quyết các vấn đề đó. Bên cạnh đó, kiến thức chuyên môn vững chắc cũng tạo dựng được niềm tin từ các thành viên, việc quản lý và lãnh đạo sẽ đạt hiệu quả.
Năng lực truyền cảm hứng
Như đã nói trên ở phần mô tả công việc thì năng lực truyền cảm hứng cho nhân viên là nhiệm vụ của Team Leader. Một người Team Leader giỏi phải có tốt chất này, khơi dậy được tinh thần và năng lực làm việc của mỗi thành viên trong team.
Một người Team Leader nhiệt huyết, luôn nỗ lực biết cách lắng nghe nhân viên của mình sẽ là người lãnh đạo thành công. Nhân viên cấp dưới được truyền động lực cũng sẽ noi theo và bước tiếp khả năng truyền cảm hứng, động lực này đến mọi người xung quanh.
Kỹ năng xử lý tình huống tốt
Phòng hờ các tình huống xấu có thể xảy ra và đưa ra hướng giải quyết nhanh chóng là một trong những tố chất quan trọng của Team Leader. Để có thể giữ vững vị trí của mình cũng như xây dựng sức ảnh hưởng của bản thân thì Team Leader cần có cách xác định nguyên nhân nhanh nhất khi có trục trặc xảy ra và đưa ra các phương án giải quyết tối ưu nhất. Nhằm đảm bảo tiến độ công việc được duy trì ổn định, tránh các hệ lụy xấu ảnh hưởng đến kế hoạch chung của team.
Đồng thời, thỉnh thoảng sẽ có những mâu thuẫn, xích mích của các thành viên trong nhóm. Việc của Leader lúc này là giải quyết, xóa bỏ nó và hòa giải 2 bên một cách khéo léo để không có ảnh hưởng xấu về sau trong khi làm việc cùng với nhau.
3 Kỹ Năng Quan Trọng Nhất Của Team Leader
Kỹ năng có thể rèn luyện và tích lũy được. Muốn trở thành người lãnh đạo giỏi hãy mài dũa những kỹ năng cần có của Team Leader
Kỹ năng quản lý
Một Team Leader không có khả năng quản lý thì đội nhóm đó sẽ không thể hoạt động hiệu quả. Vì kỹ năng quản lý là yếu tố rất quan trọng trong việc vận hành quy trình và điều hành đội nhóm. Kỹ năng quản lý được ứng dụng vào rất nhiều việc của Team Leader như phân công và sắp xếp công việc, theo dõi quá trình làm việc của các thành viên, tiến độ hoàn thành dự án, điều chỉnh hoạt động hợp lý,...
Nếu không rèn được khả năng quản lý team thì người Leader không thể điều hành đội nhóm cũng như giao việc cho nhân viên của mình. Không xây dựng được lòng tin của nhân viên, một khi nhân viên không tin tưởng vào Leader của mình thì mọi hoạt động sẽ thất bại.
Có tầm nhìn
Team Leader phải có tầm nhìn xa trông rộng và truyền đạt tầm nhìn đó với người xung quanh. Tầm nhìn tốt sẽ xác định được rõ hướng đi, mục tiêu cần đạt được của team. Đồng thời đề ra được kế hoạch chi tiết cho đội nhóm để làm việc một cách hiệu quả nhất. Nếu không team có thể đi sai hướng và lan man, không đạt được kế hoạch ban đầu.
Team Leader phải có tầm nhìn xa trông rộng để có hướng đi đúng
Hiểu rõ từng thành viên của team
Hiểu rõ từng thành viên trong nhóm là chìa khóa giúp đội nhóm thành công. Leader cần hiểu rõ thông tin thành viên trong team để có thể phân chia nhiệm vụ cho đúng người, đúng việc.
Cụ thể, đối với các thành viên mới vào team, Leader có thể trò chuyện, làm quen trước để từ đó nắm bắt được tích cách và phương pháp làm việc của thành viên, sau đó phân chia công việc phù hợp. Đồng thời, gắn kết mọi người trong team lại với nhau, để các thành viên mới có thể dễ dàng làm quen với thành viên cũ, cùng nhau học tập, rèn luyện, hiệu quả làm việc cũng sẽ được tăng cao.
Mức lương Của Team Leader Ở Các Ngành Nghề HOT
Mức lương của Team Leader sẽ khác nhau ở các vị trí làm việc và ngành nghề. Nhìn chung, với một số ngành hot, mức lương cơ bản sẽ như sau:
Thu nhập hấp dẫn của vị trí Team Leader
Bài viết tham khảo: Sự khác nhau giữa Leader và Manager? Hai thuật ngữ tưởng chừng là giống nhưng lại khác biệt hoàn toàn?
Kênh Tuyển Dụng Vị Trí Team Leader Uy Tín
Một trong những kênh tuyển dụng việc làm uy tín nhất hiện nay phải kể đến Muaban.net. Nơi cập nhật những việc làm HOT nhất, nhanh chóng nhất, tin đăng đa dạng, kiểm duyệt rõ ràng. Nếu bạn đang tìm việc làm Team Leader, hãy ghé sang website của Mua Bán mục việc làm để tìm cho mình những tin tuyển dụng mới nhất với mức lương cực hấp dẫn nhé!
Lời Kết
Doanh nghiệp càng lớn, khối lượng công việc càng nhiều thì Team Leader đóng một vai trò không thể thiếu trong sự vận hành tổ chức. Qua bài viết trên, hy vọng Cẩm Nang Mua Bán đã cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết nhất nhằm giải đáp thắc mắc Team Leader nghĩa là gì. Bên cạnh mô tả công việc ở trên cùng với những kỹ năng, tố chất mà người Team Leader cần có, mong bạn có những kiến thức hữu ích để phát triển con đường sự nghiệp của mình.
0 Nhận xét